Search Glossary

TCVN 5571:2012 HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ XÂY DỰNG - BẢN VẼ XÂY DỰNG - KHUNG TÊN
No data was found
TCVN 5571:2012

TCVN 5571:2012 HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ XÂY DỰNG – BẢN VẼ XÂY DỰNG – KHUNG TÊN

Lời nói đầu

TCVN 5571:2012 thay thế TCVN 5571:1991.

TCVN 5571:2012 được chuyển đổi từ TCVN 5571:1991 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật.

TCVN 5571:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định nội dung và cách trình bày khung tên của hồ sơ thiết kế và áp dụng cho mọi loại bản vẽ trong các giai đoạn thiết kế.

CHÚ THÍCH: Khung tên của bản vẽ trong hồ sơ thiết kế điển hình, thiết kế mẫu và thiết kế xuất khẩu không áp dụng tiêu chuẩn này.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4608:2012[1], Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Chữ và chữ số trên bản vẽ xây dựng.

3. Yêu cầu chung

3.1. Khung tên trong bản vẽ nào phải thể hiện rõ, đầy đủ và chính xác nội dung của bản vẽ đó.

3.2. Kích thước của khung tên bản vẽ không phụ thuộc vào khuôn khổ của bản vẽ mà phải theo mẫu quy định trong Điều 3 của tiêu chuẩn này.

3.3. Khung tên phải đặt tại góc phần tư phía dưới, bên phải của bản vẽ như Hình 1.

CHÚ THÍCH: Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu bố cục giữa các hình vẽ, cho phép đặt khung tên theo chiều đứng của bản vẽ như Hình 1b và chiều của chữ số ghi trong khung tên lấy theo chiều dài của khung tên.

Hình 1 – Biểu thị khung tên của bản vẽ

4. Trình bày khung tên

4.1. Kích thước, nội dung và cách trình bày khung tên nên tuân theo quy cách thể hiện trong Hình 2.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 2 – Kích thước, nội dung và cách trình bày khung tên

4.2. Nét bao quanh khung tên có độ đậm và đều như nét của khung bản vẽ.

4.3. Cạnh dưới và cạnh bên phải của khung tên phải đặt trùng với đường khung phía dưới và bên phải của bản vẽ (Xem Hình 3).

CHÚ THÍCH: Đối với bản vẽ có hai đường khung thì các cạnh của khung tên phải trùng với đường khung trong của bản vẽ (Xem Hình 3).

Hình 3 – Ví dụ minh họa cách đặt khung tên trên bản vẽ

4.4. Kiểu và loại chữ dùng trong khung tên phải tuân theo quy định trong TCVN 4608:2012. Không được dùng quá 03 kiểu chữ và 04 kích thước chữ khác nhau trong một khung tên và đảm bảo thông tin chính xác, tỷ lệ hợp lí giữa các ô (tham khảo phụ lục A).

4.5. Nội dung cần ghi trong các ô của khung tên quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Nội dung cần ghi trong các ô của khung tên.

Số thứ tự của ôNội dung cần ghi
1Tên cơ quan đơn vị thiết kế
2Tên công trình và cơ quan đầu tư xây dựng
3Tên bản vẽ (mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng…)
4Loại (kiến trúc, kết cấu, điện, nước…) và số thứ tự của bản vẽ
5Loại hồ sơ (thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công…)
6Ngày ký duyệt
7Tỷ lệ hình vẽ
từ 8 đến 14Dành để ghi chức danh, chữ ký, họ tên, đóng dấu. Tùy theo loại hồ sơ, bản vẽ và chức danh của đơn vị thiết kế mà có thể ghi vào các ô từ 8 đến 11 hoặc để trống một vài ô
15Ô dành cho đơn vị thiết kế ghi các ký hiệu cần thiết
PHỤ LỤC A (tham khảo) VÍ DỤ MINH CÁCH TRÌNH BÀY NỘI DUNG TRONG KHUNG TÊN

Hình A.1 – Ví dụ thể hiện các nội dung trong khung tên trên bản vẽ


[1] TCVN sắp ban hành