A factor or hazard causing illness, deterioration of human health during the working process according to the provisions of the law on occupational safety and health and health. Harmful elements to health include 06 main groups: Adverse microclimate; physical (e.g. noise, vibration); various dusts; toxic substances, chemicals, vapors; psychophysiology and ergonomics; occupational contact.
A zone or area at the site and adjacent areas with harmful factors exceeding the permissible threshold or not satisfying the provisions stated in relevant national technical regulations but not to the extent of causing injury or death to people.
The boundaries of areas inside and around the construction site where dangerous elements may appear causing damage to people, construction works, assets, equipment, vehicles due to the construction process of the works, determined according to technical standards, regulations and measures for organizing construction of works [point h clause 1 Article 1 of Law No. 62/2020/QH14].
Types of materials, components, products used in construction of works that meet the following requirements:
a) Comply with the provisions of the law on product and goods quality and other relevant specialized laws;
b) Materials, components, products with quality in accordance with QCVN 16:2019/BXD, QCVN 04:2009/BKHCN and Amendment 1:2016 QCVN 04:2009/BKHCN, comply with the provisions of the design documentation, in accordance with the national technical regulations and standards related to materials, components, products permitted to be applied in Vietnam;
c) Comply with the provisions of the law on construction and other relevant specialized laws on quality control before being put into use at the site.
Standards related to materials, components, products, survey, design, construction, installation, acceptance, use, maintenance, techniques (or measures) to ensure safety and health for workers when carrying out construction activities specified in 1.1.2 and permitted to be applied in Vietnam.
Hooks, chains, ropes, nets, buckets and other accessories used to attach or tie the lifted object to the lifting equipment but not a main part of the lifting equipment.
Principles based on the results of comprehensive research on the adaptation between technical means and the working environment with human capabilities in terms of physiology, psychology, in order to ensure the most effective labor, while protecting the health, safety and comfort of workers.
TCVN 3990:2012 HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ XÂY DỰNG – QUY TẮC THỐNG KÊ VÀ BẢO QUẢN BẢN CHÍNH HỒ SƠ THIẾT KẾ XÂY DỰNG
Lời nói đầu
TCVN 3990 : 2012 thay thế TCVN 3990 : 1985
TCVN 3990 : 2012 được chuyển đổi từ TCVN 3990 : 1985 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b), khoản 1, điều 6 Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 3990 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định những quy tắc thống kê và bảo quản bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng trong các tổ chức thiết kế.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với bản chính hồ sơ thiết kế các công trình đặc biệt.
2. Quy định chung
2.1. Bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng gồm các bản thuyết minh và bản vẽ.
2.2. Bản thuyết minh gồm:
a) Các văn bản pháp lý liên quan đến việc lập kế hoạch đầu tư;
b) Báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng;
c) Các hồ sơ pháp lý làm cơ sở cho thiết kế như giấy cấp đất, các hồ sơ khảo sát trắc địa, địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn, vật liệu xây dựng, vật tư, lao động…;
d) Bản thuyết minh hồ sơ thiết kế;
e) Dự toán xây dựng công trình;
f) Các văn bản liên quan đến việc xét duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và hồ sơ thiết kế kỹ thuật; các văn bản pháp lý khác được bổ sung sau bước thiết kế kỹ thuật;
g) Tổng dự toán thiết kế.
2.3. Bản vẽ gồm:
a) Các bản vẽ trong bước thiết kế cơ sở;
b) Các bản vẽ trong bước thiết kế kỹ thuật;
c) Các bản vẽ trong bước thiết kế bản vẽ thi công.
2.4. Thời hạn bảo quản bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng theo hướng dẫn của cơ quan lưu trữ. Việc lựa chọn bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng để bảo quản ở cấp nhà nước, cũng như việc loại các hồ sơ thiết kế để hủy tuân theo quy định hiện hành có liên quan.
2.5. Việc thống kê và bảo quản bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng ngoài việc phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các hướng dẫn nghiệp vụ và sự kiểm tra của hệ thống lưu trữ nhà nước.
3. Thống kê và bảo quản bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng
3.1. Bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng do tổ chức nào thiết kế phải được thống kê và bảo quản tại bộ phận lưu trữ của tổ chức đó. Chủ nhiệm công trình có trách nhiệm nộp đầy đủ bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng như quy định tại 2.1.
3.2. Trước khi nhận bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng để bảo quản, bộ phận lưu trữ phải kiểm tra:
a) Thành phần của hồ sơ như quy định tại 2.1;
b) Các thủ tục pháp lý trên bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng;
c) Cách gấp, xếp đóng gói để bảo quản và sử dụng thuận tiện;
CHÚ THÍCH: Trường hợp có nhiều sai sót ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thì bộ phận lưu trữ có quyền không chấp nhận.
3.3. Khi nhận bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng để bảo quản phải ghi vào sổ thống kê bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng. Cách phân loại hồ sơ và thứ tự ghi vào sổ như quy định tại 2.1. Sổ thống kê bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng xem Phụ lục A.
3.4. Mỗi bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng có một số hiệu thống kê do bộ phận lưu trữ cấp. Phải ghi số hiệu này vào góc phía trên bên trái của bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng và vào sổ thống kê.
3.5. Để thuận tiện cho việc sử dụng, mỗi bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng cần lập một phiếu thư mục. Nội dung của phiếu gồm:
a) Số hiệu thống kê;
b) Tên dự án hoặc công trình và địa điểm xây dựng;
c) Bước thiết kế;
d) Tên bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng;
e) Số lượng tờ (trang).
3.6. Khi cần tham khảo hoặc sửa đổi, bổ sung vào bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng phải được sự chấp thuận của người có trách nhiệm.
3.7. Trước khi đưa các nội dung sửa đổi, bổ sung vào bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng cần sao chép lại bản này như nguyên bản để lưu trữ riêng.
3.8. Các bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng bị loại ra để hủy cần tuân thủ quy định tại 2.4. Bản chính của hồ sơ thiết kế xây dựng có từ năm 1954 trở về trước không được hủy.
4. Phục hồi bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng
4.1. Trong quá trình bảo quản, sử dụng nếu bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng cũ bị nhầu nát, hoen ố, phai mờ thì bộ phận lưu trữ có trách nhiệm lập biên bản đề nghị phục hồi gửi lên thủ trưởng tổ chức thiết kế. Sau khi có quyết định phục hồi, bộ phận lưu trữ phải có trách nhiệm phục hồi bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng cũ (bản mới gọi là bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng phục hồi).
4.2. Biên bản đề nghị phục hồi bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng bao gồm những nội dung sau:
a) Tên công trình, địa điểm xây dựng;
b) Tên bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng;
c) Số lượng tờ (trang);
d) Tình trạng bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng;
e) Nguyên nhân phục hồi;
f) Ngày tháng năm và chữ ký của người phụ trách bộ phận lưu trữ.
4.3. Bản chính của hồ sơ thiết kế xây dựng phục hồi có giá trị như bản chính của hồ sơ thiết kế xây dựng.
4.4. Được phép phục hồi bằng phương pháp thủ công hoặc bằng máy, nhưng phải đảm bảo chính xác như bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng cũ. Không cần đưa nội dung đã bị gạch xóa trên bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng cũ vào bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng phục hồi.
4.5. Các thay đổi mới muốn đưa vào bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng phục hồi phải được sự chấp thuận của người có trách nhiệm trước khi phục hồi.
4.6. Khi phục hồi bằng phương pháp thủ công, các chữ ký, lời phê và ngày tháng được viết bằng chữ in và đặt trong ngoặc kép. Thay chữ ký không rõ ràng bằng từ “chữ ký”.
4.7. Trên bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng phục hồi phải có chữ ký của người có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận. Lời xác nhận viết bằng mực đen ở giữa lề bên trái của tờ đó.
VÍ DỤ:
Phục hồi chính xác từ bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng…..
Ngày…tháng…năm…
4.8. Ở góc phía trên bên trái của bản chính hồ sơ thiết kế phục hồi phải đóng dấu “bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng phục hồi”. Phía dưới câu này phải ghi số hiệu thống kê như số hiệu thống kê trên bản nội dung chính hồ sơ thiết kế cũ.
4.9. Trên bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng cũ phải đóng dấu “đã được thay thế bằng bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng phục hồi” và đưa vào lưu trữ riêng.
4.10. Trong sổ thống kê, ở cột dấu hiệu sửa đổi thay thế phải ghi “đã được phục hồi”.
Phụ lục A (Quy định) Sổ thống kê bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng
Tên nhà (hoặc công trình):……………………………………………………………………………………
Địa điểm xây dựng: …………………………………………………………………………………………….
Giai đoạn thiết kế và ký hiệu: ……………………………………………………………………………….
Số thứ tự
Ngày nhận
Số hiệu thống kê
Tên bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng và ký hiệu
Dấu hiệu sửa đổi, thay thế
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
CHÚ THÍCH: Ký hiệu giai đoạn thiết kế và ký hiệu tên bản chính hồ sơ thiết kế xây dựng do các tổ chức thiết kế quy định.